Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không

March 2, 2019
tin tức sức khỏe

Đi cầu ra máu tươi không phải là hiện tượng hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên mọi người lại ít chú ý đến và cho rằng nó vô hại mà không hề biết rằng đi cầu ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

ĐI CẦU RA MÁU TƯƠI LÀ BỆNH GÌ?

Hiện tượng đại tiện ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tại vùng hậu môn – trực tràng. Tùy vào từng loại bệnh và mức độ của bệnh lý mà lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể nhiều hoặc ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt kèm theo những triệu chứng như sốt, đau vùng hậu môn… Các bệnh lý cụ thể mà bạn có thể mắc phải khi đi cầu ra máu như sau:

Đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ

Khi bị mắc bệnh trĩ, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đi cầu ra máu. Lượng máu ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ mà bạn đang mắc phải. Khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu và ở mức độ nhẹ thì lượng máu theo phân ra ngoài rất ít, chỉ có thể phát hiện khi bạn để ý kĩ trên giấy vệ sinh. Khi bệnh trĩ phát triển đến mức độ nặng ,bạn sẽ thấy lượng máu ngày càng ra nhiều hơn, có thể chảy thành giọt hoặc thành tia. Nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng sẽ chảy máu ngay cả khi ngồi xổm hoặc có bất cứ hành động nào gây áp lực lên mao mạch vùng hậu môn. Bên cạnh đó, đi kèm với hiện tượng ra máu là hiện tượng đau rát hậu môn và có sự xuất hiện của các búi trĩ gây vướng víu khó chịu.

đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón gây ra. Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn là những vết rách theo chiều dọc có độ dài khoảng 1 cm. Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên đau rát và đi đại tiện kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu của bệnh nứt kẽ hậu môn ít hơn nhiều so với lượng máu của bệnh trĩ.

Đi cầu ra máu tươi do polyp đại trực tràng

Bệnh polyp trực tràng không có biểu hiện nào khác ngoài biểu hiện đi ngoài ra máu. Vì thế, người bệnh rất khó phát hiện ra bệnh lý của mình để kịp thời chữa trị. Chính vì khó phát hiện nên đa số người bệnh đã mắc phải căn bệnh ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

Đi cầu ra máu tươi do bị táo bón

Táo bón là nguyên nhân thường gặp gây đại tiện ra máu. Do thói quen ăn uống không điều độ, khẩu phần ăn thiếu chất xơ và thói quen nhịn đại tiện khiến phân tích tụ lâu ngày không được đào thải ra ngoài nên bị hấp thu lại nước. Từ đó, phân trở nên khô cứng, khó di chuyển, người bệnh cần phải dùng sức rặn mạnh để đưa phân ra ngoài khiến hậu môn bị tổn thương và chảy máu, gây đau đớn cho người bệnh.

Đi cầu ra máu tươi do mắc bệnh về đường tiêu hóa

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi cầu do máu. Nếu máu có màu đen hoặc đỏ thẫm thì bộ phận chảy máu thường là đoạn trên của đường tiêu hóa. Khi bị chảy máu ở phần đoạn dưới đường tiêu hóa thì máu sẽ có màu đỏ tươi.

Đi cầu ra máu tươi do viêm đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng cũng khiến người bệnh đi cầu ra máu. Tuy nhiên, lượng máu của căn bệnh này thường rất ít. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy mót rặn, bị tiêu chảy nhiều lần và kèm theo đó là chất nhầy có lẫn một chút máu. Bệnh viêm đại trực tràng nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng như: hẹp đại tràng,viêm da mủ hoại thư, áp xe hậu môn…

Đi cầu ra máu do ung thư trực tràng

Biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng là máu có màu đỏ tươi chảy thành giọt bao phủ lên phân. Khi ở giai đoạn cuối của bệnh, hậu môn trực tràng có thể bị sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đi đại tiện tăng, người bệnh sẽ bị đi táo hoặc đi ngoài.

Những nguy hại của bệnh đi cầu ra máu tươi

Nhiều người khi bị đi cầu ra máu thường chủ quan và cho rằng đó là biểu hiện bình thường sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, nhiều người vì ngại ngùng mà không dám đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Chính những lý do đó đã khiến bệnh tình của họ ngày càng phát triển đến giai đoạn nặng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số tác hại của bệnh lý đi cầu ra máu gây ra như sau:

Gây thiếu máu và suy giảm trí nhớ

Khi bị đi cầu ra máu liên tục trong 1 thời gian dài mà không được điều trị, người bệnh có thể bị thiếu máu do mất quá nhiều máu.

Ở mức độ nhẹ có thể gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt đau đầu…

Ở mức độ bình thường thì người bệnh trở nên xanh xao, chân tay lạnh ngắt, tim đập mạnh…

Khi người bệnh mất quá nhiều máu sẽ dẫn đến tụt huyết áp, ngất xỉu, rối loạn ý thức hoặc bị số do chảy máu…

Mất máu quá nhiều khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ.

Gây ngứa và viêm da hậu môn

Khi bị đi cầu ra máu cùng với dịch nhầy gây kích thích da có thể khiến vùng hậu môn của người bệnh bị ngứa và viêm da hậu môn. Điều này gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Gây nguy hiểm đến tính mạng

Nhiều trường hợp đi cầu ra máu do mắc các bệnh như: bệnh viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng hay bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng… nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐI CẦU RA MÁU TƯƠI

Để phòng tránh đi cầu ra máu cũng như nguy cơ mắc phải các bệnh về hậu môn – trực tràng, các bạn hãy chú ý một số điều sau:

Có chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng cũng như đi cầu ra máu. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung đầy đủ chất xơ như rau quả, trái cây thay vì chỉ bổ sung nhiều đạm và chất béo. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để không bị táo bón.

Tăng cường luyện tập thể thao, nhất là những đối tượng phải ngồi hoặc đứng quá lâu hay làm các công việc nặng nhọc. Bạn cũng không nên ngồi hay đứng quá lâu ở cùng một tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ, dẫn đến đi cầu ra máu.

Tập cho mình thói quen đi đại tiện đúng cách, nên đi vào một khung giờ cố định trong ngày. Tránh nhịn đại tiện quá lâu hoặc đọc báo, sử dụng điện thoại… trong khi đi đại tiện.

Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách vùng hậu môn sau khi đi đại tiện để không bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng nước để vệ sinh vùng hậu môn sau khi đi đại tiện thay vì sử dụng giấy vệ sinh khô cứng. Nếu không thể rửa sạch bằng nước thì bạn nên sử dụng khăn ướt sau mỗi lần đi cầu.

Trên đây là những điều bạn cần biết về hiện tượng đi cầu ra máu. Đây là một triệu chứng báo hiệu vùng hậu môn – trực tràng của bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Vì thế, nếu bạn bị đi cầu ra máu thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh phát triển đến giai đoạn nặng gây nguy hại đến sức khỏe.

tu vấn
Bác sĩ nguyễn phương hồng

2-1-1983 đến 28-2-2015: Bác sỹ Phương Hồng công tác tại Khoa Tiết niệu – Bv HN Việt Đức đảm nhiệm công việc khám và điều trị, tiến hành phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến tiết niệu.

2-1-2000 đến 28-2-2015: Với sự tín nhiệm của ban lãnh đạo, bác sĩ Hồng được trao trọng trách là giám đốc Trung tâm nam học – Bv HN Việt Đức với công việc chính là tiến hành khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh của cơ quan sinh sản nam giới.

Bài viết cùng chuyên mục