Bệnh trĩ là gì? có nguy hiểm không? nguyên nhân dấu hiệu của bệnh trĩ nội - trĩ ngoại

March 2, 2019
Nam khoa

Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm đến 60% dân số Việt Nam và đứng đầu trong danh mục các bệnh lý hậu môn – trực tràng. Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người có công việc đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động hay ở những đối tượng có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học,… Vậy bệnh trĩ là gì và có nguy hiểm không? Bàn về vấn đề này, các chuyên gia Phòng khám Nam học Hà Nội đã chia sẻ những thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây.

BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

Bệnh trĩ thường được gọi với cái tên dân dã là lòi dom, là một bệnh đường hậu môn trực tràng phổ biến ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Bệnh trĩ gây nên bởi sự giãn quá mức của đám tĩnh mạch quanh hậu môn do rặn mạnh khi đi đại tiện hoặc do đứng hay ngồi một chỗ trong một thời gian dài.

Các chuyên gia cho biết, vùng niêm mạc ống hậu môn được chia thành hai phần khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược. Căn cứ vào đường lược mà bệnh trĩ chia làm ba loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với các biểu hiện cụ thể như sau:

bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Bệnh trĩ nội: Là tình trạng các xoang tĩnh mạch trên phồng to, trĩ được hình thành trên đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có dây thần kinh cảm giác nên không cảm nhận được đau đớn mà chỉ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đi “nặng” ra máu, sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ và viêm ngứa vùng da quanh hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng các xoang tĩnh mạch dưới phồng to, trĩ được hình thành dưới đường lược. Vì niêm mạc nằm dưới đường lược có dây thần kinh cảm giác nên người bệnh sẽ cảm thấy đau, xuất hiện mẩu da thừa ở hậu môn.

Trĩ hỗn hợp: Tức là ở người bệnh xuất hiện cả triệu chứng trĩ nội và trĩ ngoại. Đây là hệ quả của việc bệnh trĩ diễn tiến lâu ngày không được điều trị khiến phần trĩ nội và phần trĩ ngoại liên kết với nhau. Bệnh trĩ hỗn hợp thường xảy ra ở bệnh trĩ nội cấp độ 3, khi búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài và hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRĨ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, đặc biệt là ở dân văn phòng, các bệnh đường tiêu hóa gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ :

Tắm gội không thường xuyên : Đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hàng đầu, khi không tắm gội thường xuyên thì chất thải sẽ tích tụ lại gây khó chịu cho cơ thể, khi ăn uống dễ bị táo bón và dẫn tới bệnh trĩ. Chính vì thế hãy cố gắng vệ sinh, tắm gội hàng ngày để cho cơ thể ở trạng thái sạch sẽ, ăn uống cũng sẽ ngon hư

Cố rặn khi đi vệ sinh : Khi bị táo bón thì điều gây ra sự khó chịu nhất đó là cố đẩy phân ra bên ngoài. Lúc này thường sẽ phải gồng lên, cố ép các cơ hậu môn chuyển động cùng với đó là đẩy chất thải xuống. Điều này sẽ làm cho tĩnh mạch thành hậu môn giãn ra và làm suy yếu dần tĩnh mạch. Việc này hiểu đơn giản như khi bạn thổi 1 quả bóng bay, thổi càng to thì quả bóng càng phồng lên. Thay vì cố gắng rặn khi đi vệ sinh thì hãy cố gắng đi bộ và đứng dậy, di chuyển thêm 1 ít giúp cho ruột di chuyển tốt hơn.

Chế độ ăn uống không phù hợp : Khi ăn nhiều những đồ ăn đã qua tinh chế, có ít chất xơ làm cho ruột khó tiêu hóa hết, phân to và cứng hơn (nói 1 cách dễ hiểu đó là táo bón). Chính vì thế trong quá trình ăn uống nên ăn uống có nhiều chất xơ, những món ăn có lắm chất xơ có thể kể tới như rau xanh, đậu, đỗ, …

Uống ít nước : Uống ít nước cũng rất dễ làm cho phân cứng, khối lượng lớn, khi đi qua ống hậu môn những cạnh sắc của phân cọ xát làm cho thành tĩnh mạch xước bề mặt, gây kích ứng, sưng, chảy máu.

Ngoài ra : những lý do khác có thể kể tới như nâng vật nặng, không hoạt động thể dục thể thao ngồi nhiều, căng thẳng, …

BỆNH TRĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Những biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ thường rất nhẹ, không đau hoặc không quá đau nên nhiều người thường bỏ qua. Tuy nhiên, bệnh sẽ phát triển rất nhanh với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm đó là:

Gây viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ kéo dài thường đi kèm với triệu chứng nứt, rách vùng hậu môn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, kí sinh trùng từ phân và nước tiểu tấn công gây bệnh viêm nhiễm hậu môn. Thậm chí, khi các vi khuẩn và độc tố có cơ hội xâm nhập ngược vào máu có thể gây nhiễm trùng máu.

Gây thiếu máu cấp: Người bị bệnh trĩ thường xuyên đi ngoài ra máu với lượng máu chảy từ ít đến nhiều tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tình trạng này về lâu về dài sẽ gây hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xíu,… do thiếu máu cấp. Một số trường hợp máu chảy quá nhiều dẫn đến hôn mê sâu vô cùng nguy hiểm.

Nguy cơ ung thư hậu môn: Một khi hậu môn bị viêm nhiễm, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử hậu môn và kích thích tế bào ung thư phát triển. Thực tế cho thấy có hơn 70% bệnh nhân ung thư hậu môn là do mắc bệnh trĩ nhưng không can thiệp chữa trị sớm hoặc chữa trị không triệt để.

Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Cơ quan sinh dục nữ giới tương đối phức tạp và rất gần với lỗ hậu môn nên khi bị bệnh trĩ thường dễ gây viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt ảnh hưởng nặng nề nhất là đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con.

Suy giảm chất lượng cuộc sống: Hậu môn luôn trong tình trạng ngứa ngáy, đau xót, sưng tấy hoặc dom lòi hẳn ra ngoài,… sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy bức bối, khó chịu. Nhiều người còn trở nên mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, ngại giao tiếp vì mắc căn bệnh này.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ TỐT

Để biết cách điều trị bệnh trĩ là gì sao cho hiệu quả tốt, người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín thăm khám và tiếp nhận tư vấn từ bác sĩ. Phương pháp chữa bệnh trĩ chủ yếu hiện nay là sử dụng thuốc và phẫu thuật cắt trĩ, sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám tổng quát.

Tham khảo: chi phí chữa bệnh trĩ bao nhiêu tiền

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị. Bệnh nhân sẽ được kê thêm đơn thuốc tiêu viêm và thuốc giảm đau để tự uống/bôi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tăng độ bền thành tĩnh mạch và làm mềm phân, từ đó giúp điều trị bệnh trĩ tốt nhất.

Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật cắt trĩ

Bệnh trĩ cấp độ 3, 4 thường phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật cắt trĩ kết hợp với dùng thuốc mới đạt được kết quả mong muốn. Hiện phòng khám nam học Hà Nội đang áp dụng kỹ thuật HCPT giúp cắt trĩ không đau, không gây tổn thương sang các vùng lân cận mà vẫn cắt bỏ được hoàn toàn búi trĩ. Thời gian phẫu thuật và phục hồi cũng rất nhanh chóng nên không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Phòng khám nam học Hà Nội với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cơ sở vật chất tiện nghi, trang thiết bị y tế hiện đại và phương pháp điều trị bệnh trĩ ưu việt đã khám chữa thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc trĩ. Mọi chi phí chữa bệnh tại phòng khám cũng được công khai rõ ràng nên tạo dựng được niềm tin, sự an tâm tuyệt đối nơi người bệnh.

Hi vọng với những thông tin về bệnh trĩ là gì, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả đã phần nào giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ với các chuyên gia thông qua hotline hoặc chat trực tuyến trên website để được hỗ trợ thêm.

tu vấn
Bác sĩ nguyễn phương hồng

2-1-1983 đến 28-2-2015: Bác sỹ Phương Hồng công tác tại Khoa Tiết niệu – Bv HN Việt Đức đảm nhiệm công việc khám và điều trị, tiến hành phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến tiết niệu.

2-1-2000 đến 28-2-2015: Với sự tín nhiệm của ban lãnh đạo, bác sĩ Hồng được trao trọng trách là giám đốc Trung tâm nam học – Bv HN Việt Đức với công việc chính là tiến hành khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh của cơ quan sinh sản nam giới.

Bài viết cùng chuyên mục